Làn sóng dân chủ thứ ba Làn sóng dân chủ

Chế độ dân chủ ra đời đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại và đang đã lan truyền ra khắp thế giới trong suốt ba thập kỉ qua. Ở mọi vùng trên thế giới, chế độ dân chủ nổi đã lên như là một hệ thống chính trị được ưa chuộng. Một quốc gia được coi là có dân chủ khi quốc gia đó bảo đảm được ba quyền tự do căn bản của người dân. Đó là quyền tự do ngôn luận và báo chí, quyền tự do lập hội và quyền tự do ứng cử và bầu cử. Cơn sóng dân chủ tự do thứ ba trong lịch sử chỉ khởi sự trào lên khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu bớt căng thẳng. Lúc đầu là Liên XôMỹ thương thuyết chính sách hòa dịu, giảm bớt vũ khí hạt nhân. Thế giới chung quanh dần dần cảm thấy bớt bị đe dọa nên nhu cầu thay đổi chính trị cũng không ngừng dâng lên trong hàng chục năm.

Có thể coi như phong trào này bắt đầu từ bán đảo Iberia, Âu châu, từ 30 năm trước đây. Nước Bồ Đào Nha, sau nhiều năm sống dưới chế độ độc tài của Antonio Salazar (1932-1968) và các tướng lãnh, đã thiết lập một bản hiến pháp mới theo chế độ dân chủ đại nghị vào năm 1976, và hai năm sau Tây Ban Nha cũng theo gót. Từ khi dân chủ hóa, đời sống kinh tế hai quốc gia này đã tiến triển để theo kịp các nước khác ở Tây Âu. Những năm sau đó, loài người đã chứng kiến luồng sóng dân chủ tự do tràn qua các nước cộng sản Đông Âu, Mỹ Latinh, và cơn sóng càng lên mạnh hơn trong số các nước phía Đông châu Á, nơi người dân đấu tranh cho dân chủ liên tục từ thập niên 1960. Trong ba chục năm qua, làn sóng dân chủ tự do đã lên, hiện nay 43% nhân loại đang được sống trong tự do dân chủ đầy đủ, và 30% hơi tự do dân chủ.

Giữa thập niên 1970, làn sóng thứ ba của quá trình dân chủ hóa lần đầu tiên diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, nơi chế độ độc tài cánh hữu nắm giữ chính quyền trong vài thập kỷ; năm 1974 biến đổi dân chủ lại diễn ra ở Hy Lạp. Từ năm 1979 đến năm 1985, Argentina, Bolivia, Brasil, Ecuador, PeruUruguay đã trải qua sự thành công trong quá trình biến đổi sang chế độ dân chủ từ quyền lực quân đội. ở Chile, sự biến đổi dân chủ đã tiến hành chậm hơn và nổi lên vào năm 1989 sau nhiều năm đấu tranh của chế độ hoà bình chống lại quyền lực độc đoán. Vào tháng 6 năm 2000, thắng lợi của tổng thống Vincente FoxMéxico, đất nước nói tiếng Tây Ban Nha đông dân nhất thế giới, đã đánh dấu sự kết thúc bảy thập kỉ của quyền lực một đảng và đánh dấu một kỉ nguyên mới của chế độ dân chủ trong vùng.

Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, dân chúng, nhất là giới sinh viên, thanh niên đã từng đấu tranh quyết liệt đòi dân chủ từ thập niên 1970, nhưng họ cũng chỉ bắt đầu được hưởng tự do từ giữa thập niên 1970, trong khi nhiều quốc gia khác phải đợi cho tới khi gặp khủng hoảng kinh tế mới thật sự bước vào quá trình dân chủ hóa.

Trung ÂuĐông Âu trong thập niên 1980, đó là tình hình kinh tế trì trệ trong khối Xô Viết vì quản lý không hiệu quả. Phong trào Công đoàn Đoàn kếtBa Lan, các nhà trí thức đòi phát triển xã hội công dân ở Tiệp Khắc, người dân Đông ĐứcHungary cũng đứng dậy, đưa tới sự sụp đổ của bức tường Berlin.

Á Đông, những cải thiện chính trị đã bắt đầu và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã thực sự thúc đẩy thêm cho tiến trình dân chủ hóa những bước phát triển nhanh chóng và vững vàng.

Tổ chức Freedom House (Nhà Tự Do) công bố bản tường trình về tình trạng dân chủ tự do trên thế giới hàng năm, và công bố bảng danh sách phân biệt ba loại chế độ: Tự do, Hơi Tự do và Không Tự do. Theo Tổ chức Freedom House báo cáo năm 2005, số quốc gia có bầu cử tự do đã tăng lên thành 122 nước, so với năm 2004 chỉ có 119 nước. Ba nước mới được lên bảng đều ở Phi châu, là Burundi, LiberiaCộng hoà Trung Phi. Tuy Cộng hòa Trung Phi đã trở lại với một hiến pháp dân chủ từ năm 1979 nhưng đến năm 2005 mới được xem là có bầu cử tự do và chấp nhận các hoạt động chính trị đối lập. Theo báo cáo năm 2005 của Freedom House:

  • Có 89 quốc gia được coi là có tự do thật, người dân trong các nước đó có đủ các quyền tự do dân sự, tự do chính trị.
  • Có 58 nước được xếp hạng "hơi tự do", trong đó điển hình như Trung Quốc đều thuộc loại thứ ba, thiếu tự do. Đứng cuối sổ là Cuba hay Bắc HànMyanma.

Freedom House nâng điểm hai nước, IndonesiaUkraina, từ "hơi tự do" lên "tự do" nhờ các cuộc bầu cử tự do và hoạt động của báo chí, đảng đối lập mạnh hơn trước. Một nước ở Á châu đã bị xuống điểm là Philippines, từ "tự do" xuống "hơi tự do".

Từ năm 2010 đến 2012 xảy ra phong trào dân chủ tại Trung Đông được gọi là Mùa xuân Ả Rập (tiếng Ả Rập: الربيع العربي‎, al-rabīˁ al-ˁarabī; tiếng Anh: Arab Spring). Đây là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ[1] tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập:[2] Tunisia, Algérie, Ai Cập, YemenJordan, Mauritanie, Ả Rập Xê Út, Oman, Sudan, Syria, Iraq, LibyaMaroc.[3][4][5][6][7][8][9][10] Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác. Các cuộc biểu tình tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi các cuộc cách mạng.[11][12][13][14][15][16][17][18] Sau phong trào này, một loạt các quốc gia Ả Rập lâm vào nội chiến đẫm máu (Libya, Syria, Yemen) hoặc những bất ổn chính trị do sự đấu đá giữa các đảng phái (Ai Cập), hàng trăm ngàn người Ả Rập vượt biển chạy sang châu Âu để tránh chiến tranh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư lớn. Sự suy yếu của các chính phủ cũng mở đường cho sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant mà phương Tây gọi là "nhà nước khủng bố" đầu tiên trên thế giới, với quy mô lớn hơn cả tổ chức khủng bố Al Queda. Điều này cho thấy nếu những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội chưa phù hợp với nền dân chủ thì những nỗ lực xây dựng nền dân chủ chỉ dẫn đến hỗn loạn, nội chiến, thanh trừng lẫn nhau. Sự can thiệp của nước ngoài để hỗ trợ cho các phe phái chính trị ở một quốc gia nhân danh dân chủ chỉ làm quốc gia đó bị chia rẽ chứ không bao giờ mang đến một nền dân chủ ổn định.

Làn sóng dân chủ thứ ba và hiện tượng hội nhập toàn cầu

Làn sóng dân chủ hóa thứ ba này đi đôi với hiện tượng kinh tế toàn cầu đã hội nhập toàn cầu với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, đưa tới việc cải thiện mức sống và giảm bớt nạn nghèo đói trên thế giới. Một thước đo của sự cải thiện này là tỷ lệ những người còn sống với lợi tức dưới 2 USD/ngày.

Vào năm 1980 trên thế giới có 56% nhân loại còn sống trong cảnh nghèo như vậy, đến năm 2000 tỷ số đó chỉ còn 23%. Vì dân số trên Trái Đất luôn luôn gia tăng nên sự cải thiện trên là rất đáng kể. Vào năm 1980 thế giới có 1,9 tỷ người sống trong cảnh nghèo.

Vào năm 1990 chỉ còn 1,7 tỷ, đến năm 2000 chỉ còn 1,1 tỷ. Một điều đáng chú ý nữa là trước năm 1980, trước khi làn sóng dân chủ lan tràn, số người sống trong cảnh nghèo theo định nghĩa trên chỉ tăng thêm chứ không giảm. Sự cải thiện đời sống kinh tế đi đôi với phong trào dân chủ hóa cho thấy khi người dân được tự do hơn, trong đó được hưởng những quyền tự do kinh tế, thì sẽ có nhiều khả năng no ấm và hạnh phúc hơn.

Từ năm 1980, theo báo cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có 81 quốc gia đã tiến bước trên đường dân chủ hóa đáng kể, trong đó có 33 nước đổi từ chế độ quân phiệt sang chế độ dân chủ.

Trở ngại của làn sóng dân chủ thứ ba

Cơn sóng dân chủ hóa thứ ba cũng gặp những trở ngại, có lúc quay ngược chiều và không lan rộng đồng đều. Làn sóng dân chủ cũng bị ngăn lại ở nhiều nơi. Có những quốc gia đã thiết lập thể chế dân chủ sau đó lại rơi xuống, trở về sống dưới một chính quyền độc tài, như ở Peru, Pakistan hoặc Campuchia tại bán đảo Đông Dương. Ở Á Đông thì còn bốn nước vẫn chưa có tự do tuyển cử là Trung Hoa Đại Lục, Bắc Triều Tiên, Việt NamLào. Lại có những quốc gia thiết lập một chế độ dân chủ hình thức nhưng người dân vẫn chưa được tự do, như ở nhiều nước Trung Á khác. Điều này cho thấy những điều kiện thúc đẩy một quốc gia tiến tới chế độ dân chủ khác với những điều kiện để duy trì chế độ dân chủ lâu dài.

Thuận lợi của làn sóng dân chủ thứ ba

Tuy nhiên bên cạnh những trở ngại, vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi khách quan khác từ sự hội nhập kinh tế toàn cầu, nên cơn sóng dân chủ hóa thứ ba có thể đạt được nhiều thành công tốt đẹp. Một thuận lợi nữa là sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ thông tin đã giúp thay đổi cách sống, cách nhận thức vấn đề của đa số dân chúng, khiến họ hiểu rõ hơn về những quyền con người, quyền công dân mà họ có được cũng như lợi ích mang lại cho họ khi họ được thực thi những quyền đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Làn sóng dân chủ http://www.afrol.com/articles/37175 http://www.boston.com/bigpicture/2011/01/protest_s... http://articles.cnn.com/2011-01-28/opinion/shaikh.... http://articles.cnn.com/2011-01-29/opinion/pintak.... http://www.econonomist.com/media/pdf/DEMOCRACY_IND... http://www.financialexpress.com/news/Revolution-in... http://mideast.foreignpolicy.com/posts/2011/01/26/... http://freeinternetpress.com/story.php?sid=28595 http://latimesblogs.latimes.com/babylonbeyond/2011... http://napavalleyregister.com/news/opinion/columni...